Nhà thiết kế 9X gây 'sốt' với loạt phụ kiện cảm hứng từ sen
Nghiên cứu cho thấy tiêu thụ nhiều đường làm giảm số lượng và chất lượng “tinh binh”. Tình trạng này ảnh hưởng đến sự thành công trong sinh sản và có thể dẫn đến vô sinh tạm thời.
Hé lộ danh tính trợ lý của HLV Kim Sang-sik ở đội tuyển Việt Nam, U.23: Gương mặt lạ
Indonesia đang nỗ lực tăng lượng gạo nhập khẩu để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và kiềm chế lạm phát. Giới chức nước này cho biết, giá gạo đã tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái do hiện tượng khô hạn ảnh hưởng đến diện tích và sản lượng gạo nước này. Năm 2024, Indonesia dự báo nhập khẩu tới 3,6 triệu tấn gạo và là nước nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới sau Philippines.
Ca sĩ Ngọc Ánh từ chối nhận quà của thí sinh khi ngồi ghế nóng
"Với tinh thần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là giữ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá trong đời sống phát triển kinh tế - xã hội, chúng tôi đang hướng tới mục tiêu nâng cao chức năng phòng hộ của rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm hiệu ứng nhà kính và phát triển kinh tế rừng, giúp người dân xóa đói giảm nghèo. Ban quản lý sẽ phối hợp tích cực trồng, chăm sóc, bảo vệ cây giống nhận được từ chương trình này để góp phần thực hiện đúng thông điệp “vì một Việt Nam xanh”, ông Bắc nhấn mạnh.
Sáng 4.1, Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư phối hợp với Bộ Thông tin - Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và Báo Nhân Dân tổ chức hội nghị giao ban báo chí đầu xuân Ất Tỵ 2025.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo - Dân Vận T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, thời gian qua, các cơ quan báo chí đã lan tỏa mạnh mẽ và truyền cảm hứng lạc quan tin tưởng, tạo khí thế quyết tâm trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và nhân dân để nhân dân ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh của đất nước.Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, tại hội nghị sáng cùng ngày, Ban Bí thư T.Ư Đảng đánh giá trong năm qua, các cơ quan báo chí rất tích cực trong công tác thông tin, tuyên truyền khi những sự kiện chính trị diễn ra hết sức nhanh chóng, kể cả những vấn đề mới như kỷ nguyên vươn mình."Sự chuyển mình của báo chí đồng hành chuyển mình của đất nước, xã hội", ông Nguyễn Trọng Nghĩa đánh giá.Về nhiệm vụ năm 2025, ông Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị báo chí đẩy mạnh tuyên truyền thi đua yêu nước, khơi dậy lòng yêu nước, tự tin, tự lực, tự hào dân tộc, khơi dậy nguồn lực, tạo sự đồng thuận, sức mạnh để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.Một nội dung quan trọng khác được ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhắc tới là tiếp tục tuyên truyền liên quan thực hiện Nghị quyết 18 về sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.Ông khẳng định, sắp xếp bộ máy là một cuộc cách mạng và đã là cách mạng bao giờ cũng có khó khăn, báo chí phải tiên phong dẫn dắt, củng cố niềm tin để đồng sức, đồng lòng, khi đó cách mạng mới thành công."Vừa qua chúng ta đã thực hiện tốt nhưng đây chỉ là bước đầu, còn rất nhiều việc phải làm. Tiếp đây là hoàn thiện đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, hệ thống Đảng thực sự vững mạnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế", ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh.Trưởng ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư lưu ý, sự dẫn dắt của báo chí không phải là cung cấp thông tin mà cung cấp tri thức, bản lĩnh, văn hóa, những gì tốt đẹp nhất của người Việt Nam để truyền cảm hứng, dẫn dắt.Ông Nguyễn Trọng Nghĩa cũng nhắc báo chí cần đẩy mạnh các nội dung tuyên truyền về những ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng trong năm 2025. Cụ thể là kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; kỷ niệm 135 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; kỷ niệm 80 năm ngày thành lập nước và đặc biệt là kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam…Ông lưu ý, báo chí không được để trống trận địa trên không gian mạng. Ở đâu có chủ quyền thì báo chí phải làm chủ không gian đó, bao gồm không gian mạng."Không thể nói rằng báo chí chúng ta thua mạng xã hội. Báo chí phải chuyển đổi, phải xoay sở để không thua kém mạng xã hội", ông Nghĩa nhấn mạnh.Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa dẫn lại phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ trao giải báo chí Búa Liềm vàng 2024, yêu cầu "báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc".
Người mẹ chăm con bệnh down ở nghĩa trang chỉ thầm ước: Chờ tiếng gọi ‘Mẹ ơi!’
Giáo hoàng Francis đã được đưa vào bệnh viện Gemelli ở Rome (Ý) vào sáng 14.2 để "làm một số xét nghiệm chẩn đoán cần thiết và tiếp tục điều trị viêm phế quản", theo Vatican. Ông sẽ ở trong một phòng dành riêng cho các giáo hoàng.Giáo hoàng Francis đã phải chịu đựng các vấn đề về hô hấp trong hơn một tuần qua, khó thở trong những ngày gần đây và đã để trợ lý đọc những bài phát biểu của ông. Ông đã phải cắt bỏ một phần phổi khi còn trẻ.Tại một sự kiện hôm 12.2, Giáo hoàng Francis đã thở hổn hển, nói rằng ông "vẫn chưa thể" đọc bài phát biểu của mình, và mỉm cười nói tiếp: "Tôi hy vọng lần sau tôi có thể đọc".Giáo hoàng Francis đã nhập viện 3 đêm vào tháng 3.2023 vì viêm phế quản. Đến tháng 12.2023, ông đã phải hủy chuyến thăm Dubai để tham dự hội nghị về biến đổi khí hậu COP28 của Liên Hiệp Quốc do một đợt viêm phế quản khác.Giáo hoàng người Argentina này đã gặp phải các vấn đề sức khỏe trong những năm gần đây, trong đó có chứng viêm đại tràng. Ông đã phải ngồi xe lăn kể từ năm 2022 do đau đầu gối dai dẳng và phải dùng gậy trong những lúc đứng dậy hiếm hoi.Dù gặp vấn đề về sức khỏe, Giáo hoàng Francis hiếm khi nghỉ ngơi. Vào tháng 9.2024, ông đã hoàn thành chuyến công du 4 nước, chuyến đi dài nhất trong nhiệm kỳ giáo hoàng của ông về thời gian và khoảng cách. Ông không bao giờ nghỉ lễ và luôn bận rộn, thỉnh thoảng có hàng chục cuộc họp trong một buổi sáng.Những vấn đề sức khỏe của Giáo hoàng Francis thường xuyên làm dấy lên suy đoán về tương lai của ông, đặc biệt là khi người tiền nhiệm của ông, Benedict XVI, đã từ chức vì sức khỏe yếu vào năm 2013.Tuy để ngỏ khả năng từ chức nếu không thể thực hiện nhiệm vụ của mình, Giáo hoàng Francis đã nói rằng hiện tại ông sẽ không đi đâu cả. Trong cuốn hồi ký được xuất bản vào năm ngoái, Giáo hoàng Francis đã viết rằng ông "không có lý do nào đủ nghiêm trọng để khiến tôi nghĩ đến việc từ chức".

Khai trương siêu thị 'khủng' ở chợ đêm Vui Phết
Vụ Trường quốc tế AISVN: Sở GD-ĐT nêu quan điểm việc lập tài khoản, trả lương giáo viên
Ngày 18.3, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Chính phủ đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Đoàn Thanh niên Chính phủ và phát động thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ 1, nhiệm kỳ 2025 - 2030.Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Thuỷ, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó bí thư Đảng uỷ Chính phủ; anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn.Phát biểu tại chương trình, anh Bùi Hoàng Tùng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ, Bí thư Đoàn Thanh niên Chính phủ cho biết, ngày 6.3.2025, Ban Thường vụ T.Ư Đoàn đã ban hành quyết định thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Chính phủ. Đây là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự khởi đầu của một tổ chức Đoàn tương đương cấp tỉnh với 51 cơ sở trực thuộc cùng hơn 300.000 đoàn viên đang công tác, học tập tại các bộ, cơ quan ngang bộ; các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước. Thay mặt các Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn Chính phủ mới được chỉ định vào Ban Chấp hành Đoàn Chính phủ giai đoạn 2025 - 2027, anh Bùi Hoàng Tùng trân trọng cảm ơn lãnh đạo Đảng ủy Chính phủ, Ban Bí thư T.Ư Đoàn đã tin tưởng, tín nhiệm giao nhiệm vụ."Chúng tôi nhận thức rằng, đây là vinh dự lớn lao, đồng thời là nhiệm vụ và trọng trách rất quan trọng mà cấp ủy và tổ chức đã tin tưởng giao phó. Chúng tôi xin hứa sẽ không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị; tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đoàn kết, dân chủ, sáng tạo, phát huy trí tuệ tập thể trong công tác lãnh đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác đoàn và phong trào thanh niên Chính phủ góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng ủy Chính phủ và đóng góp vào thành công chung của công tác đoàn và phong trào thanh niên cả nước", anh Tùng chia sẻ.Nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ với công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác xây dựng Đảng bộ Chính phủ ngày càng vững mạnh nói riêng, Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Chính phủ phát động đợt thi đua chào mừng đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ 1, nhiệm kỳ 2025 - 2030 và Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.Phát biểu tại chương trình, ông Lại Xuân Lâm, Phó bí thư Đảng ủy Chính phủ, cho biết Đoàn Thanh niên Chính phủ được thành lập trước những bối cảnh nhiệm vụ mới của đất nước và thời đại. "Thường trực, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ mong muốn các đồng chí tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tiếp nối các giá trị của các thế hệ đi trước, phát huy sức trẻ và nhiệt huyết, cùng nhau đoàn kết, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để có nhiều đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc", ông Lâm nói. Ông Lại Xuân Lâm đánh giá cao 3 mục tiêu mà Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Chính phủ đã xác định, đặc biệt là mục tiêu thứ 3: phát huy mạnh mẽ vai trò tiên phong, xung kích, sáng tạo của thanh niên góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, doanh nghiệp; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong hội nhập quốc tế, chuyển đổi số quốc gia, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. "Có thể khẳng định, chặng đường phía trước của các đồng chí rất nhiều hứa hẹn và vẻ vang nhưng cũng rất nhiều khó khăn, thử thách và áp lực với những công việc mới, phương thức, mô hình hoạt động mới chưa có trong tiền lệ. Nhất là trong bối cảnh khẩn trương tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị", ông Lâm nhấn mạnh.Ông tin tưởng tuổi trẻ Chính phủ hôm nay sẽ là những người tiếp tục góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
TP.HCM: Người chưa thành niên phạm tội có chiều hướng gia tăng
Bên cạnh vai trò đóng góp của Thoại Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại, công lao của nhiều quan chức khác có liên quan cũng đã dần được đề cập đến. Tuy nhiên, chúng ta ít biết hơn về hoạt động của những nhân vật cấp thấp, những người trực tiếp làm việc trên công trường đào kênh.Tháng 10.2024, chúng tôi có dịp tiếp xúc với hậu duệ của ông Lê Văn Huề - một quân nhân cấp thấp từng trực tiếp làm việc trên công trường đào kênh Vĩnh Tế - ở Thốt Nốt (Cần Thơ) là anh Lê Trọng Tiến và được chia sẻ các tư liệu mà gia đình đang lưu trữ.Khối tư liệu bao gồm các giấy tờ liên quan tới Lê Văn Huề từ năm 1814 đến năm 1836, trong đó có 3 văn kiện quan trọng giúp hiểu rõ vai trò của Lê Văn Huề trong đợt đào kênh Vĩnh Tế thứ ba, cũng như công tác điều động và giải tán dân phu của cuộc đào ấy.Theo chính lời khai của Lê Văn Huề, ông sinh năm Ất Tỵ [1785]. Không rõ cha mẹ ông là ai, có lai lịch thế nào. Ký ức gia đình họ Lê ở Thốt Nốt xem Lê Văn Huề là ông tổ. Năm 1806, Lê Quang Định tả rạch Thốt Nốt "hai bên đều có dân cư và ruộng vườn". Tờ chiếu năm 1822 ghi Lê Văn Huề quê ở thôn Thới Hòa Trung, huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Về sau thôn này đổi tên thành thôn Thạnh Hòa Trung.Địa bạ thôn Thạnh Hòa Trung năm 1836 ghi tên nhiều chủ đất họ Lê như Lê Văn Thông, Lê Văn Huyền, Lê Văn Vạn, Lê Thị Phượng... Chi tiết này cho thấy dòng họ Lê đã tới và khai khẩn vùng Thốt Nốt từ lâu. Bản thân Lê Văn Huề cũng sở hữu một số sở đất và sở vườn. Trước khi lập địa bạ, Lê Văn Huề cùng Nguyễn Thị Lợi đã khai khẩn một số ruộng đất. Ngoài ra, ông còn cùng ba người khác là Văn Đức Hương, danh Quý, danh Đằng khai khẩn nhiều ruộng đất. Lúc lập địa bạ, Lê Văn Huề còn sở hữu một sở điền 21 mẫu, một sở điền 30 mẫu (chung với Lê Văn Hội), một sở vườn 4 mẫu và một sở vườn 3 mẫu (chung với Lê Văn Hội).Năm 1814, lúc 29 tuổi, Lê Văn Huề được chọn vào quân ngũ. Ông được bổ vào đội 3, cơ Vĩnh Bảo Tiền thuộc trấn Vĩnh Thanh. Ít lâu sau, vì "được việc, có năng lực và chuyên cần với công vụ", ông được cử làm tiện nghi Đội trưởng của thập 4 của đội ấy, rồi sau đổi sang thập 3. Năm 1822, đúng kỳ khảo khóa, Lê Văn Huề được thực thụ Đội trưởng ở thập 3, đội 3, cơ Vĩnh Bảo Tiền, được ban tước Huề Tài bá.Vào thời đó, công tác đào kênh Vĩnh Tế đã đi vào giai đoạn chót. Cuối năm Minh Mạng thứ 4 (1823), nhà vua ra lệnh điều động dân phu 5 trấn Phan Yên, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, Hà Tiên tiếp tục việc đào kênh. Ngày nay, con cháu họ Lê ở Thốt Nốt còn giữ được 3 văn kiện cấp cho Huề Tài bá Lê Văn Huề, ra lệnh về việc tổ chức binh dân đi đào kênh Vĩnh Tế. Nhờ đó, ta biết được tình hình tổ chức điều động thời đó.Tờ trát đề ngày 15 tháng giêng năm Minh Mạng thứ 5 (1824) do quan Khâm sai Vĩnh Thanh trấn giao cho Đội trưởng đội 2 của cơ Vĩnh Bảo Trung là Dũng Tài bá Nguyễn Văn Dũng, Đội trưởng đội 3 của cơ Vĩnh Bảo Tiền là Huề Tài bá Lê Văn Huề đi đốc thúc Tri huyện Vĩnh An chiêu tập dân phu. Dân phu được lệnh chuẩn bị dụng cụ, cùng với các hạng tre trúc, rạ lợp. Thời hạn là ngày 25 tháng giêng, mọi người phải có mặt ở đồn Châu Đốc để nhận phần đất phải đào. Số lượng điều động là 1.383, bao gồm cả chức dịch và dân phu.Đến ngày 28 tháng giêng, quan trấn Vĩnh Thanh lại cấp tờ trát cho Huề Tài bá Lê Văn Huề coi sóc toán Vĩnh Nhất để tiến hành đào kênh. Sử sách cho biết phần nhiệm vụ của đợt này là đào mở rộng 1.700 trượng đường kênh còn lại, sau đó khơi rộng đường kênh chảy qua đầm Náo Khẩu Ca Âm. Ngày mùng một tháng năm cùng năm [1824], Bảo hộ Cao Miên Nguyễn Văn Thoại cấp cho Lê Văn Huề tờ bằng xác nhận đã hoàn thành công việc, được trở về quân thứ làm việc.Kênh Vĩnh Tế hoàn thành là một thắng lợi cho giao thông, thương mại và nông nghiệp trên tuyến Châu Đốc - Hà Tiên. Vua Minh Mạng nhân dịp này đã ban thưởng "kỷ lục" (một dạng công điểm) và vàng lụa cho những người tham gia theo thứ bậc khác nhau. Bản thân Lê Văn Huề trở lại quân ngũ. Ông đi lính đến năm 1832 thì được lệnh chở của kho ra Huế dâng nạp, trở về theo quân thứ Gia Định tham gia dẹp loạn Lê Văn Khôi, rồi theo quân thứ An Giang đánh trả quân Xiêm xâm lược. Năm 1834, Lê Văn Huề bị bệnh mắt nên xin về nghỉ để điều trị, rồi đến năm 1836 thì xin nghỉ hẳn. Ngày nay con cháu họ Lê còn chăm sóc mộ phần và nhà thờ Huề Tài bá Lê Văn Huề ở Thốt Nốt.
thống kê kết quả xổ số miền bắc 100 ngày
Theo Sohu, sau khi Triệu Lộ Tư thừa nhận rằng cô đã phải chịu sự bất công kể từ khi bước chân vào làng giải trí, người hâm mộ của cô lên tiếng đòi lấy lại công bằng cho thần tượng của mình. Trong bối cảnh đó, Vu Chính và nhiều người trong ngành khẳng định những gì Triệu Lộ Tư nói là sai sự thật. Thậm chí, họ còn cho rằng cô đang giả vờ đáng thương để gây sự chú ý."Ai đang nói dối trong trò hề này? Triệu Lộ Tư có thực sự đúng hay đó là một sự "cường điệu" được lên kế hoạch kỹ lưỡng"?, trên trang cá nhân của mình, biên kịch Vu Chính gay gắt khi đề cập đến câu chuyện Triệu Lộ Tư bị trầm cảm.Biên kịch nổi tiếng tỏ ra vô cùng bất bình khi bị fan của "mỹ nhân xuyên không" vu khống trên mạng, đồng thời kêu gọi Triệu Lộ Tư lên tiếng làm rõ. "Cô và những người bạn của mình phàn nàn về sự bất công trên mạng xã hội nhưng không bao giờ nêu tên cụ thể. Kết quả là những người không liên quan như Lí Vi, Từ Dĩ Nhược và tôi đã vướng vào vòng xoáy của dư luận và phải hứng chịu "bạo lực mạng" không đáng có", Vu Chính bức xúc bày tỏ.Trước sự việc, Triệu Lộ Tư vẫn giữ im lặng. Một số cư dân mạng chỉ ra rằng nếu "mỹ nhân xuyên không" thực sự phải chịu bất công thì cô nên dũng cảm nói ra sự thật, thay vì để những người vô tội phải chịu trách nhiệm. Trước đó, Lí Vi - cộng sự cũ của Triệu Lộ Tư cũng bất ngờ vướng vào vòng xoáy dư luận sau khi "mỹ nhân xuyên không" tiết lộ mình từng bị quản lý cũ đánh. Nguyên nhân là do một số cư dân mạng phát hiện ra rằng Lí Vi từng nhấn nút thích những bình luận tiêu cực về Triệu Lộ Tư. Trong một khoảng thời gian, Lí Vi trở thành một trong những "thủ phạm" bị cư dân mạng nghi ngờ. Trước những lời buộc tội áp đảo, Lí Vi đã phải đứng ra làm rõ, cho rằng mình chỉ lỡ like và sau đó khi bị fan của Triệu Lộ Tư xúc phạm.Ngay khi vụ việc của Lí Vi còn chưa lắng xuống thì một số nguồn tin cho rằng người đánh "mỹ nhân xuyên không" thực ra chính là quản lý cũ của cô - Từ Dĩ Nhược. Mặt khác, có người khẳng định Từ Dĩ Nhược mới là nạn nhân thực sự trong cuộc tranh cãi này. Từ Dĩ Nhược cho biết, sau khi Triệu Lộ Tư trở nên nổi tiếng nhưng cô không thu hút được các nhà sản xuất dẫn đến việc cô bị công ty bỏ rơi, trầm cảm và thất nghiệp suốt nửa năm.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư